Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

bai viet tong quan kinh tê - vavn hoa - xa hoi

Thị xã Ayun Pa được thành lập theo Nghị định số 50/2007/NĐ-CP ngày 30-3-2007 của Chính phủ. Theo Nghị định này, huyện Ayun Pa được chia tách để thành lập thị xã Ayun Pa (phía đông) và huyện Phú Thiện (phía tây).

Diện tích: 287,52 Km2.

Dân số:    35.463 người (số liệu thống kê năm 2008).


Vị trí địa lý:

Thị xã Ayun Pa nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai và tiếp giáp với:

- Bắc giáp: huyện Phú Thiện và huyện Ia Pa.

- Nam giáp: huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk.

- Đông giáp: các huyện Ia Pa, Krông Pa.

- Tây giáp: huyện Phú Thiện.

 

Đơn vị hành chính cấp xã, phường: 8 (bao gồm 4 phường và 4 xã).

- Các phường: Cheo Reo, Hòa Bình, Đoàn Kết, Sông Bờ.

- Các xã: Chư Băh, Ia Rbol, Ia RTô, Ia Sao.

 

Tổng quan kinh tế - văn hoá - xã hội:

            Ayun Pa là một thị xã của tỉnh Gia Lai.Thị xã được thành lập trên cơ sở toàn bộ 1.727,5 ha diện tích tự nhiên và 21.613 nhân khẩu của thị trấn Ayun Pa; 3.100 ha diện tích tự nhiên và 2.900 nhân khẩu của xã Ia RTô; 15.537 ha diện tích tự nhiên và 6.962 nhân khẩu của xã Ia Rbol; 8.336 ha diện tích tự nhiên và 3.583 nhân khẩu của xã Ia Sao.

            Ayun Pa có các tên cũ là Cheo Reo, Phú Bổn, Hậu Bổn, vốn là một thị trấn nằm ở ngã ba sông Ba và một chi lưu của nó là sông Ayun, cách Plei Ku 96 km, cách Tuy Hòa 130 km theo đường bộ.

            Dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, Ayun Pa là quận lị của quận Cheo Reo, tỉnh Pleiku. Từ năm 1962, khi thành lập tỉnh Phú Bổn, thì Cheo Reo trở thành tỉnh lị tỉnh này với tên gọi mới là Hậu Bổn.

            Sau khi nước nhà thống nhất (năm 1975), Ayun Pa là thị trấn, huyện lị của huyện Ayun Pa. Thị trấn Ayun Pa được thành lập theo Quyết định số 77-CP ngày 2-3-1979 của Hội đồng Chính phủ, với địa giới như sau: phía bắc giáp suối Ea Hiao, phía đông giáp sông Ba và sông Ayun, phía tây giáp nông trường Bông, phía nam giáp suối Ea Rơbol.

            Ayun Pa trở thành thị xã theo Nghị định 50/2007/NĐ-CP ngày 30-03-2007 của Chính phủ trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Ayun Pa. Huyện Phú Thiện được thành lập trên cơ sở phần còn lại của huyện này.

            Thị xã Ayun Pa nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, có các đường giao thông thuận lợi nối liền với các tỉnh duyên hải miền trung và khu vực Tây Nguyên, tạo nên điều kiện thuận lợi về thông thương và phát triển các loại hình dịch vụ.

            Sau 03 năm thành lập, toàn thị xã có 4 phường và 4 xã với tổng số dân là 35.463 người (số liệu thống kê năm 2008), trong đó dân tộc thiểu số chiếm 49,4%, dân tộc kinh chiếm 50,6%; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2009 đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng Nông-lâm nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp-xây dựng và Thương mại-dịch vụ.

            Với các tiềm năng về đất đai, khoáng sản và du lịch, chính quyền thị xã đang chú trọng việc kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào địa bàn, trong đó có Cụm tiểu thủ công nghiệp Ia Sao, thị xã Ayun Pa quy mô 15 ha đã được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt.


Trong 5 năm qua (2005 - 2010), nền kinh tế của thị xã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 12,048 triệu đồng/năm. Lĩnh vực văn hóa-xã hội chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục và khám - chữa bệnh ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 3%. Quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, thị xã đề ra các chương trình, mục tiêu kinh tế - xã hội để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhanh chóng đưa thị xã Ayun Pa phát triển bền vững xứng tầm là trung tâm của vùng kinh tế động lực phía Đông Nam tỉnh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng công nghệ sinh học để tăng năng suất, chất lượng, sản lượng, hướng đến cánh đồng đạt 50 - 100 triệu đồng/ha; phát triển ổn định vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng kinh tế đô thị, nếp sống văn minh đô thị; quy hoạch phát triển đô thị Ayun Pa hiện đại với tầm nhìn đến năm 2020, hướng đến 2030. Nâng cao cảnh giác, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Đổi mới lề lối làm việc, thực hiện cải cách hành chính và phát huy sâu rộng hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…